Chuẩn quy trình tạo mẫu ngày nay là gì?
Tạo mẫu 3D hoặc CAD (Computer-Aided Design) cho phép kỹ sư và nhà thiết kế xây dựng những mô hình của các chi tiết và bộ phận máy một cách chân thực. Các mô hình này sau đó có thể được in 3D hoặc gia công CNC, cũng như để chạy những trình giả lập phức tạp. Có rất nhiều tham số có thể được giả lập, như độ cứng hoặc chịu nhiệt, trước khi mô hình thực được tạo ra, cho phép quy trình làm việc nhanh và tốn chi phí ít hơn.
Tạo mẫu Đặc (Solid Modelling)
Tạo mẫu đặc tạo nên những mô hình 3D đặc như thể chúng là chi tiết thật, với quy trình làm việc giống với quá trình được dùng để sản xuất ra chi tiết. Một số trong quá trình này bao gồm mở rộng (extrude), khoan (drill),… Mô hình đặc có thể giao nhau, nối và loại bỏ chi tiết thừa để tạo thành bộ phận như ý.
Một lợi thế của tạo mẫu đặc là mẫu thiết kế thường đi cùng với tham số (parametric), có nghĩa là khi thay đổi, các tham số cũng được lưu theo mỗi bước của quá trình tạo mẫu và có thể được chỉnh sửa bất kỳ lúc nào trong quá trình thiết kế. Điều này cho phép các đặc tính của mẫu thiết kế có thể được chỉnh sửa mà không cần tạo nên chi tiết từ con số 0.
Tạo mẫu Bề mặt (Surface Modelling)
Tạo mẫu bề mặt thường được dùng cho những đặc tính thẩm mỹ của sản phẩm. Phương pháp giúp tạo nên những hình dạng hình học tự nhiên với biên dạng tự do một cách dễ dàng hơn. Một số hạn chế của tạo mẫu rắn không là vấn đề với tạo mẫu bề mặt, tuy nhiên ta sẽ bị mất đi độ chính xác.
Như cái tên đã mô tả, tạo mẫu bề mặt chỉ bao gồm các bề mặt của chi tiết, không có cấu trúc đặc bên trong. Tuy nhiên, một khi chi tiết có đủ các bề mặt để đóng kín chi tiết lại, nó có thể được làm đầy và sử dụng cho in 3D. Khi phát triển thiết kế bằng phương pháp tạo mẫu này, thường rất khó có thể quay lại và thay đổi, vì mẫu thiết kế không đi cùng với tham số (parametric).
Nặn tạc (Tạo mẫu tự nhiên)
Nặn tạc, hay còn được gọi là tạo mẫu tự nhiên, được dùng chủ yếu để tạo nên những bề mặt biên dạng tự do với chi tiết phức tạp như nhân vật, trang sức, hoặc các hình dạng hữu cơ trong tự nhiên như cây cối hoặc đá.
Các gói phần mềm nặn tạc như ZBrush (Pixologic) hoặc Mudbox (Autodesk) được thiết kế với những công cụ nặn tạc cổ điển. Chúng giúp các nhà điêu khắc số bắt đầu từ mẫu “đất sét” mô phỏng và bàn vẽ để tác động tới đối tượng, sử dụng những công cụ nặn tạc để di chuyển, thêm hoặc bớt vật liệu từ đối tượng.
Một số phần mềm 3D CAD:
- SolidWorks
- Geomagic Design X
- Leios2 for Professionals
3D Shop Vietnam
Điện thoại: 024 7300 7070
Hotline: 035 873 6772 | 083 4400 810
Email: contact@3dshop.com.vn
Đ/C: Phòng 305B, tòa nhà 86 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội.
Website: 3dshop.com.vn