Nhựa in 3D – Nhựa sinh học PLA
Nhựa in 3D – Nhựa sinh học PLA – Nhựa PLA, tên đầy đủ là Polylactic Acid, là một loại nhựa trong nhóm Nhựa Nhiệt dẻo (Thermoplastic), được sản xuất từ các nguồn tài nguyên có khả năng hồi sinh, ví dụ như tinh bột ngô và thân cây mía đường.
Tính chất:
Nhựa PLA có đặc tính tương đồng với nhựa Polypropylene (PP) và nhựa Polyethylene (PE). Do loại nhựa này có thể sản xuất được từ các thiết bị máy móc sản xuất hiện có vốn được sử dụng để làm các loại nhựa gốc dầu hỏa, nhựa PLA đạt hiệu quả cao về chi phí. Ngoài ra, PLA là loại nhựa đứng thứ hai về sản lượng trong tất cả các loại nhựa sinh học. (Creative Mechanisms, 2017)
So sánh với các loại nhựa khác:
Đầu tiên, PLA là nhựa sinh học có khả năng tự phân hủy, nên loại nhựa này rất thân thiện với môi trường. Cùng trong môi trường nước biển, nhựa PLA có thể tự tan rã trong khoảng thời gian từ 6 đến 24 tháng. Trong khi đó, nhựa gốc dầu hỏa như PP và PE mất hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm để phân hủy.
Ngoài ra, do tính chất có thể tự phân hủy, nhựa PLA có ứng dụng cao trong những sản phẩm vòng đời ngắn, ví dụ như chai nước hoặc nhựa nylon bọc thực phẩm và hoa quả. (Creative Mechanisms, 2017)
Thêm nữa, nhựa PLA có khả năng tái chế. Khi đạt nhiệt độ cao, nhựa PLA hóa lỏng và có khả năng tái tạo hình. Trong khi đó, các loại Nhựa Phản ứng nhiệt (Thermosetting Plastic) biến đổi hóa học trong lần đun chảy đầu tiên, nên lần thứ 2 nung nóng nhựa sẽ chỉ làm nó bốc cháy.
Cuối cùng, nhựa PLA ở dạng lỏng và dạng hơi trong quá trình in 3D có thể gây độc, do đó người dùng phải cẩn thận tránh tiếp xúc với nhựa trong khoảng thời gian này. (Creative Mechanisms, 2017)
Trích dẫn:
Creative Mechanisms, 2017, “Everything You Need to Know About Polylactic Acid (PLA)” [ONLINE]. Available from Creative Mechanisms from URL: https://www.creativemechanisms.com/blog/learn-about-polylactic-acid-pla-prototypes. Access date: Nov 24th, 2017.